Tham Quan
Hỗ trợ trực tuyến
-
Zalo Kinh Doanh
Call: 0936.988.509
-
Bộ phận Kinh doanh
Call: 0282.2331234
Danh mục sản phẩm
Tin tức
Thống kê truy cập
- Đang online: 30
- Tổng truy cập: 119060
Bệnh Cháy Bìa Lá
1-Lịch sử phát hiện và phân bố của bệnh
Bệnh cháy bìa lá lúa hay còn gọi là bệnh bạc lá do loài vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1884, đến năm 1908 mới xác định tác nhân là do vi khuẩn. Hiện nay bệnh này phổ biến ở ruộng lúa khắp các Châu lục. Ở Việt Nam bệnh cháy bìa lá xuất hiện trên phạm vi cả nước. Bệnh này ngày càng phổ biến ở vùng Đồng Tháp Mười, đặc biệt trong vụ lúa Hè thu.
2-Đặc điểm tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn bệnh cháy bìa lá có hình que ngắn, 2 đầu tròn, có một chiên mao ở một cực. Có vỏ bao bọc (capsule) và tập hợp thành khối khá bền vững, ngay cả khi ở trong nước. Capsule có vai trò bảo vệ vi khuẩn chống khô hạn và những yếu tố bất lợi khác.
Nhiệt độ thích nghi của vi khuẩn từ 26-30°C. Ở các nước nhiệt đới bệnh cháy bìa lá phát triển quanh năm, vi khuẩn lưu tồn từ vụ này qua vụ khác.
Trong nước kinh rạch, nước ruộng, vi khuẩn có thể sống được vài tuần đến hai tháng .Trong đất vi khuẩn có thể sống từ 1-3 tháng, tùy ẩm độ đất và tính acid của đất.
Vi khuẩn có thể lưu tồn trong hạt sau thu hoạch cho đến 3 tháng sau. Chúng có bên trong vỏ trấu và có cả trong phôi nhũ. Tuy nhiên, nếu hạt được phơi nắng khô thì vi khuẩn sống không quá 40 ngày. Gốc rạ và rễ lúa cũng là nguồn lây nhiểm quan trọng, khối vi khuẩn khô trong rơm rạ có thể sống đến 8 tháng.
3-Xâm nhiễm và phát triển của vi khuẩn Xanthomonas Oryzae
Vi khuẩn xâm nhiễm vào mô cây lúa qua các cửa ngỏ tự nhiên như khí khổng, thủy khổng và các vết nứt do rễ mới phát triển ở chân mạ hay các vết thương cơ giới do sâu, rầy gây ra. Trên lá, vết thương càng mới thì càng dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh có phát triển được hay không còn tùy thuộc vào mật số vi khuẩn, tối thiểu phải 10 3 tế bào/ml.
Sau 1-2 ngày xâm nhiễm, vi khuẩn sẽ phát triển tích cực trên các giống nhiễm và lan vào các mạch dẫn nhựa, từ đó lan đi trong cây.
Các thủy khổng dọc theo mặt trên ở bìa lá cũng là con đường dể xâm nhiễm. Vi khuẩn nhân mật số trong mô bì lá và khi đủ mật số chúng lan vào bó mạch và ứa giọt ra ngoài. Số lượng thủy khổng trên lá non và trên giống nhiểm nhiều hơn nên dể bị bệnh hơn.
Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn làm đòng trở về sau, tuy nhiên vi khuẩn cũng đã tích lũy từ cuối giai đoạn mạ.
Vi khuẩn lây lan chủ yếu do mưa, bão. Mưa bão còn tạo vết thương trên lá, giúp vi khuẩn dễ xâm nhiễm. Vi khuẩn cũng lây lan theo nước ruộng vì các giọt vi khuẩn ứa trên lá sẽ rơi vào nước, rồi tràn lan từ ruộng này sang ruộng khác.
4-Triệu chứng gây bệnh của vi khuẩn Xanthomonas oryzae
Bệnh có thể bao gồm 3 dạng triệu chứng: cháy bìa lá, héo xanh và vàng lá.
+Cháy bìa lá
Trên phiến lá, vết bệnh thường bắt đầu ở cách chóp lá một khoảng, tạo các sọc dài úng nước ở một hay hai bên bìa lá, vài ngày sau, vùng bệnh biến sang màu vàng, bìa gợn sóng. Vùng bệnh phát triển dần ra, vùng mô tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe bị úng nước.Vùng mô bệnh sẽ trở thành màu xám trắng do sự phát triển của nhiều nấm hoại sinh. Vết bệnh có thể là những sọc ở vị trí bất kỳ trên phiến lá, nơi có vết thương.
Trên các vết bệnh mới, vào sáng sớm có thể thấy các giọt vi khuẩn đục hay vàng, ứa ra trên mặt lá và bị gió làm rơi vào lá khác và vào nước ruộng. Hạt cũng có thể bị nhiễm bệnh, vỏ hạt có đốm bị biến màu, viền úng nước nếu hạt còn non; ở hạt già, đốm có màu xám trắng hay trắng vàng.
+Héo xanh
Bệnh do vi khuẩn nhiễm vào vết cắt ở lá (cắt lá mạ trước khi cấy) hay nhiễm qua vết thương ở rễ bị đứt khi nhổ mạ.Bệnh thường xuất hiện ở 1-2 tuần sau khi cấy, lá bệnh có màu xanh xám, cuốn tròn dọc theo gân lá. Ở lúa cấy có cắt lá, bên dưới mặt cắt có đốm úng nước, sau đó đổi sang màu xanh xám, toàn lá kể cả bẹ sẽ bị cuốn, héo. Vi khuẩn lan theo bó mộc đến những vùng tăng trưởng làm hư các lá khác, nên toàn cây sẽ bị chết.
+Vàng lá
Bệnh thường thấy trên các cây lúa đã lớn, trong khi các lá già bên dưới có màu xanh bình thường, các lá non bị vàng nhạt hay có các sọc to màu vàng hay xanh vàng trên phiến lá. Lý do mật số vi khuẩn tích tụ nhiều trong lóng bên dưới lá. Triệu chứng có thể xuất hiện sau khi vi khuẩn xâm nhiễm 20-30 ngày.
5-Thiệt hại
Khi ruộng lúa nhiễm nặng, năng suất có thể thất thu 20-30%, có khi lên đến 50%. Khi bệnh cháy bìa lá xuất hiện, các bệnh vi khuẩn gây đen lép hạt cũng gia tăng tạo sự cộng hưởng gây giảm năng suất lúa trầm trọng.
ST.
Các bài viết khác
- Sâu Phao (04.09.2017)
- Bọ Xít Hôi (04.09.2017)
- Cào Cào (04.09.2017)
- Sâu Năn - Muỗi Hành (04.09.2017)
- Ốc Bươu Vàng (04.09.2017)
- Bệnh Đốm Vằn - Khô Vằn (04.09.2017)
- Bệnh Lùn Xoắn Lá (04.09.2017)
- Bệnh Tim Đọt Sần (04.09.2017)
- Bệnh Lem Lép Hạt Lúa (04.09.2017)
- Đốm Nâu Hại Lúa (04.09.2017)