Tham Quan
Hỗ trợ trực tuyến
-
Zalo Kinh Doanh
Call: 0936.988.509
-
Bộ phận Kinh doanh
Call: 0282.2331234
kinhdoanh.achs@gmail.com
Danh mục sản phẩm
Tin tức
Thống kê truy cập
- Đang online: 3
- Tổng truy cập: 127953
Bệnh Đạo Ôn - Cháy Lá
Bệnh Đạo Ôn - Cháy Lá
Đăng lúc: 24-08-2017 12:03 PM - Lượt xem: 908
Bệnh đạo ôn gây hại ở tất cả các giai đoạn và bộ phận của cây lúa. Bệnh có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và có thể gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt. Nấm bệnh thường xuất hiện trên phần chóp lá hoặc ở mép lá. Lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ từ từ phát triển lớn hơn kéo dài ra và nhọn ở hai đầu, xung quanh vết bệnh có viền màu nâu hoặc đỏ, phần giữa có màu xám tro. Những lá bị nhiễm nặng thì lá sẽ bị khô và chết. Trên cổ bông khi bệnh tấn công nơi bệnh sẽ bị thối nếu bệnh xuất hiện sớm toàn bộ bông lúa sẽ bị lép, nếu bệnh xuất hiện trễ thì bông lúa thường bị gãy.
Bệnh cháy lá (đạo ôn) lúa
Bệnh đạo ôn gây hại ở tất cả các giai đoạn và bộ phận của cây lúa. Bệnh có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và có thể gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt.
Bệnh cháy lá (đạo ôn) lúa
1. Nguyên nhân gây bệnh:
1. Nguyên nhân gây bệnh:
Nấm Pyricularia Oryzae thuộc họ Moniliales, lớp Nấm bất toàn.
Nấm bệnh lưu tồn trong rơm rạ, hạt giống bị bệnh, trên nhiều loại cây trồng và cỏ dại mọc xung quanh bờ.
2. Triệu chứng bệnh:
Bệnh đạo ôn gây hại ở tất cả các giai đoạn và bộ phận của cây lúa. Bệnh có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và có thể gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt.
Nấm bệnh thường xuất hiện trên phần chóp lá hoặc ở mép lá. Lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ từ từ phát triển lớn hơn kéo dài ra và nhọn ở hai đầu, xung quanh vết bệnh có viền màu nâu hoặc đỏ, phần giữa có màu xám tro. Những lá bị nhiễm nặng thì lá sẽ bị khô và chết. Trên cổ bông khi bệnh tấn công nơi bệnh sẽ bị thối nếu bệnh xuất hiện sớm toàn bộ bông lúa sẽ bị lép, nếu bệnh xuất hiện trễ thì bông lúa thường bị gãy.
3. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:
Nấm đạo ôn ưa nhiệt độ tương đối thấp, điều kiện nhiệt độ 20-28oC, ẩm độ không khí bão hòa và thời tiết âm u rất thích hợp cho bệnh phát sinh gây hại nặng. Độ ẩm không khí và độ ẩm đất có tác dụng lớn tới tính mẫn cảm của cây đối với sự lây lan và phát triển của nấm bệnh.
Trong điều kiện khô hạn, ẩm độ đất thấp hoặc ở điều kiện úng ngập kéo dài cây lúa dễ bị nhiễm bệnh, ẩm độ không khí cao lại thuận lợi cho vết bệnh phát triển.
Bên cạnh đó, sạ dày sẽ tạo ra ẩm độ cao mặt dưới tán lá làm cho bệnh xuất hiện sớm hơn và lây lan nhanh hơn. Bón nhiều phân đạm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh đạo ôn phát triển thuận lợi hơn do lá lúa mỏng hơn bình thường, hàm lượng đạm trong lá cao nên nấm bệnh dễ xâm nhập và vết bệnh lan cũng lớn hơn, thời gian phát sinh bệnh nhanh hơn.
Sự phát sinh phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm bệnh của giống lúa, những giống nhiễm bệnh nặng (giống mẫn cảm) không những là điểm bệnh phát sinh ban đầu mà còn là điều kiện cho bệnh dễ dàng lây lan hang loạt hình thành nên dịch bệnh trên đồng ruộng.
4. Biện pháp phòng trị:
- Vệ sinh đồng ruộng kỹ trước khi gieo sạ, dọn sạch tàn dư rơm rạ và cây cỏ dại mang bệnh ở trên ruộng.
- Chọn giống kháng hoặc ít nhiễm bệnh.
- Sạ thưa (sạ theo hàng): 70-100 kg/ha.
- Bón phân đạm theo nhu cầu của cây lúa (sử dụng bảng so màu lá lúa); bón hợp lý, đúng giai đoạn, không bón tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh. Khi có vết bệnh xuất hiện phải tạm ngừng bón thúc đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ.
Các bài viết khác
- Sâu Phao (04.09.2017)
- Bọ Xít Hôi (04.09.2017)
- Cào Cào (04.09.2017)
- Sâu Năn - Muỗi Hành (04.09.2017)
- Ốc Bươu Vàng (04.09.2017)
- Bệnh Đốm Vằn - Khô Vằn (04.09.2017)
- Bệnh Lùn Xoắn Lá (04.09.2017)
- Bệnh Tim Đọt Sần (04.09.2017)
- Bệnh Lem Lép Hạt Lúa (04.09.2017)
- Đốm Nâu Hại Lúa (04.09.2017)