Giống Lúa Mới Phát Thải Ít Mêtan

Giống Lúa Mới Phát Thải Ít Mêtan

Giống Lúa Mới Phát Thải Ít Mêtan

Tiếng Việt
English

Tham Quan

Hỗ trợ trực tuyến

  • Zalo Kinh Doanh

    Call: 0936.988.509

  • Bộ phận Kinh doanh

    Call: 0282.2331234

kinhdoanh.achs@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online: 10
  • Tổng truy cập: 119179

Giống Lúa Mới Phát Thải Ít Mêtan

Giống Lúa Mới Phát Thải Ít Mêtan
Đăng lúc: 04-09-2017 20:37 PM - Lượt xem: 678
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học khoa học nông nghiệp Thụy Điển phối hợp với các nhà khoa học Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tạo ra được giống lúa mới giàu tinh bột, nhưng lại thải ít mêtan hướng tới hai mục tiêu vừa cung cấp nguồn lương thực dồi dào, vừa giảm nóng lên toàn cầu. Canh tác lúa là họat động cung cấp lương thực cho hàng tỷ người, nhưng cũng là nguồn chính phát thải mêtan gây biến đổi khí hậu. Mêtan tồn tại trong khí quyển thời gian không dài bằng khí CO2, nhưng lại bẫy nhiều nhiệt bức xạ từ bề mặt Trái đất.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học khoa học nông nghiệp Thụy Điển phối hợp với các nhà khoa học Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tạo ra được giống lúa mới giàu tinh bột, nhưng lại thải ít mêtan hướng tới hai mục tiêu vừa cung cấp nguồn lương thực dồi dào, vừa giảm nóng lên toàn cầu.

                     

                                                         ảnh minh họa

Canh tác lúa là họat động cung cấp lương thực cho hàng tỷ người, nhưng cũng là nguồn chính phát thải mêtan gây biến đổi khí hậu. Mêtan tồn tại trong khí quyển thời gian không dài bằng khí CO2, nhưng lại bẫy nhiều nhiệt bức xạ từ bề mặt Trái đất. 
Mỗi năm, các cánh đồng lúa thải ra từ 25-100 triệu tấn mêtan. Vì vậy, việc mở rộng diện tích canh tác lúa sẽ đe dọa đến hành tinh. 
Chuanxin Sun, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng cần nghiên cứu công nghệ bền vững để vừa tăng sản lượng lúa đồng thời lại giảm dòng khí thải mêtan từ các cánh đồng lúa.
Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thụy Điển đã cấy một gen của lúa mạch vào lúa thường để tạo ra giống lúa SUSIBA2.
Thử nghiệm trong vòng 3 năm ở Trung Quốc cho thấy hoạt động canh tác giống lúa SUSIBA2 đã làm giảm đáng kể phát thải mêtan và còn cho lượng tinh bột cao hơn.
Về lâu dài, vẫn cần có các số đo phát thải mêtan để tính toán toàn bộ tác động tiềm tàng của cây trồng đến nỗ lực giảm thải khí nhà kính. Các nhà khoa học cho rằng cần thực hiện nghiên cứu đánh giá khả năng giống lúa mới có cho phép canh tác bền vững cây trồng hay không để đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới.
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
back-to-top.png