Tham Quan
Hỗ trợ trực tuyến
-
Zalo Kinh Doanh
Call: 0936.988.509
-
Bộ phận Kinh doanh
Call: 0282.2331234
kinhdoanh.achs@gmail.com
Danh mục sản phẩm
Tin tức
Thống kê truy cập
- Đang online: 22
- Tổng truy cập: 118946
Nghiên cứu phòng trừ sinh học bệnh đạo ôn hại lúa vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu phòng trừ sinh học bệnh đạo ôn hại lúa vùng đồng bằng sông cửu long
Đăng lúc: 24-08-2017 14:31 PM - Lượt xem: 3620
Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay, bệnh đạo ôn do nấm P. grisea thường xuất hiện và gây hại nặng cho tất cả các vụ lúa trong năm. Dịch bệnh này ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn do ảnh hưởng của thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. Đã có nhiều các nghiên cứu, biện pháp được đưa ra như nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh, dùng các loại thuốc trừ sâu đặc hiệu…
Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay, bệnh đạo ôn do nấm P. grisea thường xuất hiện và gây hại nặng cho tất cả các vụ lúa trong năm. Dịch bệnh này ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn do ảnh hưởng của thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. Đã có nhiều các nghiên cứu, biện pháp được đưa ra như nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh, dùng các loại thuốc trừ sâu đặc hiệu… để phòng trừ dịch bệnh đạo ôn, song đều chưa đem lại kết quả như mong muốn.
Để định hướng quản lý bền vững bệnh đạo ôn cho vùng lúa ĐBSCL, tác giả Nguyễn Thị Phong Lan và Trần Thị Cúc Hòa (Viện lúa ĐBSCL) đã tiến hành “Nghiên cứu phòng trừ sinh học bệnh đạo ôn hại lúa vùng ĐBSCL”.
Sau khi thu thập, phân lập xác định độc tính nguồn nấm gây bệnh P. grisea, các tác giả đã nghiên cứu sử dụng vi sinh vật đối kháng phòng trừ bệnh đạo ôn ở điều kiện ngoài đồng và xây dựng mô hình ứng dụng quy trình phòng trừ sinh học bệnh đạo ôn.
Kết quả có 1.800 mẫu nấm P. grisea đơn bào tử ở 10 tỉnh/thành ĐBSCL được đánh giá độc tính, trong đó có 41 nòi hiện diện phổ biến, Cần Thơ là địa phương có số nòi cao nhất (18 nòi), tiếp đến là Đồng Tháp (17 nòi), Tiền Giang (15 nòi)…thấp nhất là Bạc Liêu (8 nòi). Nòi 102.4 là nòi phổ biến nhất với mức độ hiện diện cao ở các tỉnh (biến động từ 10 - 45%). Có độc tính cao nhất là nòi 107.4, nó có thể tấn công được các gen kháng Pik-s, Pihs, Pi-a, Pi-l, Pi-ta và Pi-t trên bộ chuẩn nòi Kiyosawa. Chủng xạ khuẩn Streptomyces viriabilis strain 28 và chủng vi khuẩn Bacillus amyloliquefacien strain 26 có khả năng phòng trừ bệnh đạo ôn tốt ở điều kiện ngoài đồng. Mô hình ứng dụng quy trình quản lý bền vững bệnh đạo ôn giúp giảm 82,45% tỷ lệ bệnh, 89,9% chỉ số bệnh đạo ôn lá và 79,55% tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông. Mô hình còn giúp tăng hiệu quả đầu tư (39,12%) và tiết kiệm chi phí.
Nghiên cứu được phát triển trên diện rộng sẽ góp phần làm giảm thiểu lượng thuốc hóa học đang sử dụng phổ biến, góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra những nông sản an toàn để tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sạch.
ST.
Các bài viết khác
- Kỹ Sư Trung Quốc Ghé Thăm Vườn Nông Dân Và Đại Lý Phân Phối Sản Phẩm ANTIMITE 30SC (26.07.2024)
- Chào hè 2024 (Vũng Tàu 01-02/07/2024) (20.07.2024)
- Nông Dân Thu Hoạch Lúa Đông Xuân Sớm (04.09.2017)
- Dự Báo Sâu Bệnh Tổng Hợp Tuần ( 18.01.2016 ) (04.09.2017)
- Ồ Ạt Trồng Tiêu, Bỏ Quên Chất Lượng (04.09.2017)
- Tiết Lộ Rợn Người Của Chủ Buôn Hoa Quả Trung Quốc 15 Năm (04.09.2017)
- Dự Báo Sâu Bệnh Tổng Hợp Trong Tuần ( 25.01.2016 ) (04.09.2017)
- Hàng Chục Ngàn Ha Lúa Mùa Có Nguy Cơ Mất Trắng (04.09.2017)
- Phát Triển Nền Nông Nghiệp Thương Mại Hiện Đại (04.09.2017)
- Dự Báo Sâu Bệnh Tổng Hợp Trong Tuần ( 11.01.2016 ) (04.09.2017)