Ồ Ạt Trồng Tiêu, Bỏ Quên Chất Lượng

Ồ Ạt Trồng Tiêu, Bỏ Quên Chất Lượng

Ồ Ạt Trồng Tiêu, Bỏ Quên Chất Lượng

Tiếng Việt
English

Tham Quan

Hỗ trợ trực tuyến

  • Zalo Kinh Doanh

    Call: 0936.988.509

  • Bộ phận Kinh doanh

    Call: 0282.2331234

kinhdoanh.achs@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online: 12
  • Tổng truy cập: 119000

Ồ Ạt Trồng Tiêu, Bỏ Quên Chất Lượng

Ồ Ạt Trồng Tiêu, Bỏ Quên Chất Lượng
Đăng lúc: 04-09-2017 20:55 PM - Lượt xem: 1305
Vài năm trở lại đây, hồ tiêu là cây trồng cho thu nhập cao. Do vậy, nông dân trong tỉnh Đồng Nai ồ ạt phát triển diện tích tiêu. Hiện toàn tỉnh đã có trên 13.638 hécta cây tiêu, vượt xa so với quy hoạch đề ra sẽ có 7 ngàn hécta hồ tiêu vào năm 2020. Việc nông dân chạy theo phong trào phát triển ồ ạt về diện tích mà bỏ quên chất lượng tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
Vài năm trở lại đây, hồ tiêu là cây trồng cho thu nhập cao. Do vậy, nông dân trong tỉnh Đồng Nai ồ ạt phát triển diện tích tiêu. Hiện toàn tỉnh đã có trên 13.638 hécta cây tiêu, vượt xa so với quy hoạch đề ra sẽ có 7 ngàn hécta hồ tiêu vào năm 2020.
 
Việc nông dân chạy theo phong trào phát triển ồ ạt về diện tích mà bỏ quên chất lượng tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
 
Đua nhau trồng tiêu
 
Giá hồ tiêu liên tục đứng ở mức cao khiến nông dân ồ ạt chuyển đổi sang trồng cây cho thu nhập “khủng” này. Ông Nguyễn Văn Hai, nông dân tại xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom), cho biết từ đầu năm nay, ông đã chặt nốt những gốc cà phê còn lại và phủ kín diện tích đất trên 2 hécta của gia đình bằng cây tiêu. Ông Hai so sánh: “Khoảng chục năm trước, cà phê là cây đứng đầu về lợi nhuận, nhưng hiện nay 1 kg tiêu có thời điểm cao gấp 5-7 lần cà phê. Cây trồng nào cho lợi nhuận tốt thì chúng tôi theo. Hiện hầu hết nông dân ở vùng này đều chặt bỏ cà phê chuyển sang cây tiêu”.
 
                                        
                                                                                       Ảnh minh họa
 
So với nhiều loại cây trồng khác, hồ tiêu đòi hỏi phải chọn được thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp mới phát triển tốt. Ngoài ra, việc trồng tiêu theo phong trào mà không nắm vững về kỹ thuật trồng và chăm sóc khiến không ít người trắng tay vì rơi vào cảnh tiêu chết hàng loạt do dịch bệnh. Chỉ vào vườn tiêu được đầu tư bằng các trụ bê tông bề thế nhưng đã bị bỏ hoang hoặc chỉ còn vài dây tiêu èo uột, vàng úa, ông Trần Văn Dân, nông dân tại xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc), chia sẻ: “Thấy cây tiêu cho lợi nhuận cao, gia đình tôi gom vốn đầu tư hệ thống trụ bám bê tông cho cây tiêu phát triển. Do thiếu kinh nghiệm và thổ nhưỡng vùng này cũng không phù hợp nên tiêu chết hàng loạt, những cây còn lại cũng phát triển èo uột, năng suất rất thấp. Giờ bỏ thì thương, vương thì tội”.
 
Ông Phạm Văn Mạnh, xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất), nhận xét: “Trước đây, vùng đất đồi đá này chỉ trồng được cây chuối. Đầu tiên chỉ có vài hộ chuyển qua trồng tiêu rồi dần dần phát triển lên hàng trăm hécta. Không thiếu người rơi vào cảnh nợ nần vì vườn tiêu chết hàng loạt, nhưng những người sau vẫn nối tiếp trồng cây “vàng” này. Do thiếu kỹ thuật trồng và chăm sóc, khi cây tiêu xảy ra dịch bệnh, nông dân sử dụng đủ loại thuốc, chi phí tốn hơn mà vườn tiêu vẫn chết. Đáng lo ngại nhất là những vườn tiêu này chính là nguồn lây lan, gây dịch cho cây tiêu của cả vùng”. 
 
Cần đầu tư vào chất lượng
 
Hiện hồ tiêu Việt Nam đang xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc chỉ chạy theo số lượng đang là rủi ro lớn cho ngành này trong tương lai. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong 11 tháng của năm 2015, xuất khẩu hồ tiêu đạt giá trị gần 1,2 tỷ USD, tăng gần 3% về giá trị so với năm 2014nhưng lại giảm khoảng 17% về sản lượng. Thị trường hồ tiêu sẽ bão hòa, rơi vào tình trạng cung vượt cầu cũng là nội dung nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu hồ tiêu đang đặt ra.
 
Ông Nguyễn Văn Lâm, đại diện Công ty Nedspice (vốn đầu tư của Hà Lan), một trong những doanh nghiệp đang ký kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân trồng tiêu tại các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, cho hay: “Không chỉ Đồng Nai mà rất nhiều tỉnh, thành của Việt Nam đang ồ ạt phát triển diện tích cây tiêu. Nhiều nước khác trên thế giới cũng đang đua nhau phát triển loại cây trồng cho lợi nhuận rất cao này. Cũng như cây cao su và nhiều loại cây trồng khác, hồ tiêu sẽ sớm đến giai đoạn bão hòa, thậm chí có khả năng cung sẽ vượt cầu và khó có mức giá tốt như hiện nay”.
 
Ông Trần Văn Tánh, Phó giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Lâm San (huyện Cẩm Mỹ), cho hay trước đây tiêu làm ra chủ yếu bán cho thương lái nên giá cả rất bấp bênh. Nhưng hiện không thiếu doanh nghiệp đến tận địa phương bao tiêu sản phẩm tiêu an toàn với giá cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường, đảm bảo đầu ra ổn định hơn cho nông dân. Hợp tác xã đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân làm tiêu sạch. Ở đây, chủ yếu nông dân chỉ thay đổi thói quen sản xuất, học để giỏi về kỹ thuật trồng, nhất là biết bón phân, sử dụng thuốc đúng cách để hồ tiêu không bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Phải xây dựng được thương hiệu bằng uy tín, chất lượng thì cây tiêu nội địa mới cạnh tranh được khi bước vào hội nhập.
 
Theo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hồ tiêu, một nghịch lý đang tồn tại là nhiều tập đoàn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư nhà máy chế biến nông sản tại Việt Nam vì nguồn nguyên tiêu tại chỗ dồi dào, nhưng lại có không ít doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu tiêu từ các nước về chế biến vì chất lượng tiêu nội địa không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính, như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Ông Lâm so sánh: “Những năm trước, nguyên liệu tiêu chế biến của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn tiêu trong nước, chỉ có một số đơn hàng vào thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng thì doanh nghiệp mới sử dụng nguyên liệu tiêu nhập khẩu. Nhưng tỷ lệ nhập khẩu này đang tăng rất nhanh, cụ thể trong 11 tháng của năm 2015, doanh nghiệp đã nhập khẩu 3 ngàn tấn tiêu, vì hàng rào kỹ thuật về chất lượng, nhất là về an toàn thực phẩm của nhiều nước ngày càng khắt khe hơn”. Chính vì vậy, Nedspice đang triển khai chương trình liên kết, bao tiêu sản phẩm tiêu sạch cho nông dân tại Đồng Nai và các tỉnh, thành lân cận với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu bền vững.
 
Bình Nguyên (Báo Đồng Nai)
back-to-top.png