"Trắng Tay" Với Cây Lúa Mùa Nổi

"Trắng Tay" Với Cây Lúa Mùa Nổi

"Trắng Tay" Với Cây Lúa Mùa Nổi

Tiếng Việt
English

Tham Quan

Hỗ trợ trực tuyến

  • Zalo Kinh Doanh

    Call: 0936.988.509

  • Bộ phận Kinh doanh

    Call: 0282.2331234

kinhdoanh.achs@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online: 5
  • Tổng truy cập: 119158

"Trắng Tay" Với Cây Lúa Mùa Nổi

"Trắng Tay" Với Cây Lúa Mùa Nổi
Đăng lúc: 04-09-2017 20:44 PM - Lượt xem: 1185
Do nước lũ năm nay không về nên toàn bộ diện tích sản xuất lúa mùa nổi của An Giang - vùng sản xuất lúa mùa nổi duy nhất còn lại ở Đồng bằng sông Cửu Long - đã bị mất trắng.

            

    Nông dân sản xuất lúa mùa nổi năm nay bị mất trắng do không có nước lũ về. Trong ảnh là nông dân đang thu hoạch lúa mùa nổi trong vụ sản xuất năm trước

 

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Văn Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang đã xác nhận thông tin trên.

 

 Theo ông Văn, toàn bộ diện tích sản xuất lúa mùa nổi gần 100 héc ta ở hai xã Lương An Trà và Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang đã bị thiệt hại gần như hoàn toàn vì chuột cắn phá do nước lũ năm nay không về.

 

 

 

Theo ông Văn, nếu căn cứ vào mức giá được Công ty cổ phần Nông Trại Sinh Thái (Ecofarm) bao tiêu là 12.000 đồng/kg, thì ước tính tổng thiệt hại do thất thu năng suất là khoảng 1,8 tỉ đồng (năng suất lúa mùa nổi rất thấp, chỉ khoảng 1,5 tấn/héc ta).

 

 

 

Còn ông Nguyễn Văn Nào ở cùng địa phương cho biết với 5 héc ta sản xuất lúa mùa nổi, năm nay ước tổng thiệt hại về đầu tư của gia đình ông là 11 triệu đồng, trong đó, thiệt hại về giống là 500 kg trị giá khoảng 6 triệu đồng và thiệt hại về tiền thuê máy xới làm đất là 5 triệu đồng.

 

 

 

Đầu năm ngoái, tại “ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi”, ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã giao cho Công ty TNHH Lương thực TPHCM và Công ty lLương thực thực phẩm An Giang phối hợp với Công ty Ecofarm cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa mùa nổi do nông dân sản xuất ra với giá mua tại ruộng là 12.000 đồng/kg.

 

 

 

Cũng theo tìm hiểu của TBKTSG Online, vùng sản xuất lúa mùa nổi ở hai xã Lương An Trà và Vĩnh Phước của huyện Tri Tôn, An Giang đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (trường Đại học An Giang) cùng Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đưa vào đề án phục dựng sản xuất lúa mùa nổi và nghiên cứu sự đa dạng sinh học của vùng sản xuất lúa mùa nổi.

 

 

 

Mục tiêu của đề án là đến năm 2016 mở rộng diện tích sản xuất lúa mùa nổi đạt 200 héc ta và đến năm 2020 đạt 500 héc ta.

 

 

 

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (Đại học An Giang), một số giống lúa mùa nổi đặc hữu được trồng phổ biến thời gian qua, gồm giống Bông sen chiếm 11,6%; Chệt cụt chiếm 14,6%, Nàng tây nút 10,78%; Nàng pha 3,83%; Lai đuôi 2,05% và khoảng 57%, còn lại là các giống chưa phân loại được.

 

 

 

Lúa mùa nổi có đặc tính nước lũ dâng cao đến đâu thì thân cây lúa bỏ lóng vượt theo nước lũ đến đó; việc sản xuất lúa mùa nổi hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân hóa học nào nên rất phù hợp sản xuất gạo an toàn.

 

 

 

Trung Chánh (thesaigontimes.vn)
back-to-top.png